Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

Điều sếp chưa kể khi bạn đầu quân vào ngành F&B

 Rất nhiều yếu tố bên lề mà nhà tuyển dụng F&B không bật mí với ứng viên của mình như áp lực lớn, phải đối mặt với khách hàng khó tính,...

Có rất nhiều lĩnh vực để bạn lựa chọn, phát triển con đường sự nghiệp của mình. Trong số đó, F&B được rất nhiều người theo đuổi bởi đây là ngành “hái ra tiền”, cơ hội việc làm lớn. Song khi đầu quân vào ngành này, liệu bạn đã biết rõ những sự thật đằng sau đó? Để trụ vững, phát triển tốt nghề liệu có dễ dàng? Khám phá ngay thông tin bên dưới để biết rõ nhé!

1. Tìm hiểu ngành F&B là gì?

F&B (Food and Beverage) là ngành chuyên kinh doanh về nhà hàng, ẩm thực, đồ uống,... Đây là lĩnh vực đang được nhiều người lựa chọn khởi nghiệp vì có nhiều cơ hội hấp dẫn.

Ngành F&B được chia thành 2 hình thức chính:

  • Đơn vị kinh doanh F&B độc lập: Là mô hình hoạt động ở mảng ẩm thực và đồ uống, tiêu biểu nhất là quán ăn, quán cafe, nhà hàng….
  • Doanh nghiệp sở hữu bộ phận F&B: Doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực và trong đó có F&B. Bộ phận F&B chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu ẩm thực, đồ uống từ quản lý doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong khách sạn sẽ có bộ phận F&B chuyên cung ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng. 

F&B là ngành cung cấp dịch vụ thực phẩm và đồ uống

2. Bạn phải làm quen với sự khó tính của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Xu hướng M&A -  Mergers &  Acquisitions ( Sáp nhập và mua lại - là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hay mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần/toàn bộ doanh nghiệp đó) đã đem đến cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, đây lại là thách thức lớn cho với ngành F&B tại Việt Nam. Lúc này, chất lượng dịch vụ trở thành thước đo quyết định doanh nghiệp có chiếm được lòng tin của khách hàng hay không. Với sự sáp nhập, thâu tóm dịch vụ ẩm thực, nếu không đảm bảo chất lượng thì gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh thương hiệu, khiến doanh nghiệp mất niềm tin từ người dùng, khách hàng.

Đặc biệt, dịch vụ vốn là nghề “làm dâu trăm họ”. Người làm trong nghề này phải đối mặt với hàng loạt khó khăn như:

  • Khách hàng chê sản phẩm, dịch vụ 
  • Khách hàng cảm thấy khó chịu, không thỏa đáng với lời giải thích về chính sách của khách sạn
  • Khách hàng đòi trả/ đổi sản phẩm, yêu cầu bồi thường
  • Khách hàng đòi được gặp quản lý cửa hàng ngay lập tức để nói chuyện
  • Khách hàng yêu cầu một tính năng mà trên sản phẩm, dịch vụ của đơn vị bạn không có
  • Khách hàng thắc mắc, so sánh giá thành với các bên khác
  • Gửi nhầm sản phẩm/ sản phẩm đến tay khách hàng không được đẹp mắt như ban đầu,...

Xem thêm: Nhà tuyển dụng F&B Manager tìm kiếm ứng viên như thế nào?

3. “Nhiễu sóng” từ hoạt động thương mại điện tử

Sự bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử đã khiến người dùng, khách hàng bị “nhiễu sóng” trong việc xác định, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Đặc biệt, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đã phải “xin dừng cuộc chơi” bởi vì không thể vượt qua sức nặng của các khoản tài chính.

 Đối mặt với thách thức này, các doanh nghiệp, đơn vị và cả những người làm trong ngành F&B phải nắm bắt nhanh chóng xu hướng của người dùng, xây dựng thông tin cốt lõi, chính xác để nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

Những khó khăn về việc làm trong ngành này

4. Cuộc chạy đua về chất lượng

Làm thế nào để chắc chắn khách hàng sẽ ghé nhà hàng, khách sạn,... của bạn để sử dụng dịch vụ ăn uống? Dĩ nhiên, bạn phải tạo ra điểm khác biệt, nổi bật để thu hút họ, để khách hàng ghi nhớ. Chẳng hạn như view quán đẹp, đồ uống khác biệt, món ăn độc đáo, phong cách phục vụ tuyệt vời,…). 

Khi ngành F&B phát triển mạnh mẽ và được nhiều người lựa chọn, theo đuổi như hiện nay, cuộc chạy đua về chất lượng luôn diễn ra khắc nghiệt. Nếu chậm chân hơn thì bạn sẽ thua cuộc.

5. Lượng cung của F&B nhiều hơn cầu

Trên thực tế hiện nay, số lượng nhà hàng, quán ăn và cả doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực ngày nhiều. Điều này khiến thị trường F&B bão hòa, mất cân bằng về lượng cung - cầu. Vậy nên, dù là nhân viên hay làm quản lý trong ngành F&B, ít nhiều bạn cũng cần am hiểu về marketing, đưa ra được những chiến lược tiếp thị hiệu quả cho quán để thu hút, tăng lượng khách hàng.

6. Niềm tin khách hàng đối với sản phẩm của quán

Trong lĩnh vực F&B, điều quan trọng nhất để giúp doanh nghiệp phát triển chính là sự tín nhiệm của khách hàng, người dùng. Chỉ cần lấy được niềm tin từ khách thì chắc chắn công việc kinh doanh F&B sẽ trở nên khởi sắc hơn. Vậy nên, bên cạnh việc tạo ra đồ ăn, đồ uống chất lượng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp,... thì bạn phải biết cách truyền đạt niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của cửa hàng đến khách hàng.

7. Thất thoát doanh thu nếu không quản lý chặt chẽ

Với loại hình kinh doanh dịch vụ như ngành F&B thì nhân viên sẽ trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ. Để quản lý toàn bộ nhân viên, đảm bảo họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình không phải là điều dễ dàng. Đã có không ít trường hợp chủ cửa hàng bị nhân viên “qua mặt” và gian lận dẫn tới việc thất thoát ngân sách, doanh thu.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí quản lý trong ngành này thì hãy yên tâm, nếu sở hữu năng lực chuyên môn vững vàng, có khả năng lãnh đạo, sự cẩn trọng thì chắc chắn điều này không làm khó bạn. Ngay cả khi bạn không có mặt ở đó thì bạn vẫn có thể theo dõi sát sao, đánh giá nhân viên, tình hình kinh doanh của đơn vị thông qua camera hay các phần mềm, ứng dụng quản lý.

Quản lý chặt chẽ toàn bộ nhân sự là điều không dễ dàng

8. Nguồn cung cấp thực phẩm không uy tín

Nguồn thực phẩm không uy tín sẽ làm giảm chất lượng món ăn và thậm chí có thể khiến doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn đóng cửa. Điều khó khăn lớn khi mở nhà hàng là tìm một kiếm được đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín với mức giá hợp lý. Mặt khác, không phải lúc nào đơn vị bạn cũng có đủ mặt hàng thực phẩm, đồ uống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành F&B để chuẩn bị tinh thần, chuẩn bị thật tốt để chinh phục nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này. 

Đặc biệt, tại danh mục việc làm của Navigossearch.com đang có tin tuyển dụng ngành F&B và rất nhiều vị trí công việc cấp trung, cấp cao hấp dẫn khác đang chờ bạn ứng tuyển. Hãy truy cập ngay để lựa chọn công việc phù hợp với năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm của mình.

Xem ngay các tin tuyển dụng hot ngành F&B tại đây.

Hay bạn cũng có thể chủ động gửi bản CV hoàn hảo của mình để có cơ hội trở thành ứng viên tiềm năng trong nguồn dữ liệu ứng viên của chúng tôi. Khi có tin tuyển dụng phù hợp, chuyên gia tuyển dụng của Navigos Search sẽ chủ động liên hệ, tư vấn về yêu cầu tuyển dụng, bật mí cách đàm phán lương thưởng hấp dẫn, hỗ trợ sau nhận việc... cho ứng viên.

Navigos Search - Đơn vị tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao số 1 Việt Nam

Với nhiều thế mạnh nổi bật như sở hữu đội ngũ chuyên gia tuyển dụng chuyên nghiệp, quy trình làm việc bài bản, có hơn 20 năm trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao,... Navigos Search tự tin là điểm dừng chân tuyệt vời nhất cho người tìm việc cấp trung, cấp cao trên khắp Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi đã đồng hành cùng rất nhiều ứng viên, giúp họ có được công việc chất lượng và chinh phục con đường sự nghiệp đỉnh cao của mình.

Hãy liên hệ đến Navigos Search dù bạn đang tìm kiếm tin tuyển dụng ngành F&B hay bất kỳ một vị trí cấp trung, cấp cao nào khác.

Liên hệ đội ngũ headhunter miền Bắc tại đây.

Liên hệ đội ngũ headhunter miền Nam tại đây.

Điều sếp chưa kể khi bạn đầu quân vào ngành F&B

  Rất nhiều yếu tố bên lề mà nhà tuyển dụng F&B không bật mí với ứng viên của mình như áp lực lớn, phải đối mặt với khách hàng khó tính,...